CLB võ đạo Aikido Tenshinkai Hà Nội- 20 năm phát triển và vững mạnh

BUỔI LỄ TRI ÂN THẦY CÔ, VÕ SƯ, HLV BỘ MÔN VÀ LỄ TRAO ĐAI CHO CÁC THÀNH VIÊN CLB

BUỔI LỄ TRI ÂN THẦY CÔ, VÕ SƯ, HLV BỘ MÔN VÀ LỄ TRAO ĐAI CHO CÁC THÀNH VIÊN CLB tại Aikido Tenshinkai Hà Nội

LỄ TƯỞNG NIỆM THẦY ĐẶNG THÔNG TRỊ VÀ KỲ THI LÊN ĐAI QUÝ III NĂM 2023

Ngày 15/10 vừa qua, các thành viên CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tham gia buổi Lễ tưởng niệm thầy Trị và Kỳ thi lên đai Q3/2023

ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP CLB AIKIDO TENSHINKAI HÀ NỘI

Ngày 18-19/03/2023 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập với sự tham gia chúc mừng của các CLB Aikido trên cả nước.

Happy New Year

Chức mừng năm mới 2023, chúc cả nhà năm mới Sức Khỏe - May Mắn - Thành Công.

Buổi từ thiện tại Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An.

Tháng 12 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội tổ chức buổi lễ từ thiện tại Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An.

Kỳ Thi Lên Đai Đợt 2 Năm 2022.

Ngày 9-10-2022 vừa qua, Toàn bộ thành viên CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội và Đạo Đường AikidokidsVN đã tham gia kỳ thi lên đai đợt 2 năm 2022 được tổ chức tạo Trường Liên Cấp Herman Gmeiner .

BÀI TẬP AIKIDO ONLINE.

Tập luyện tại nhà - rèn luyện sức khỏe chống dịch Covid.

KHOẢNH KHẮC KỲ THI LÊN ĐAI QUÝ II/2021.

Ngày 25-04-2021 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức Kỳ thi lên đai cho toàn học viên và thành viên CLB. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc học viên Đạo đường AikidokidsVN tại kỳ thi lên đai vừa rồi .

LỚP VÕ ĐẠO AIKIDOKIDSVN LÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH VTC

Ngày 20-8-2020, buổi tập luyện tại lớp võ đạo của Thầy trò Đạo đường AikidokidsVN lên sóng trực tiếp đài truyền hình kỹ thuật số Vtc.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Quy tắc, nghi lễ và trang phục trong đạo đường Aikido

Khi đến luyện tập ở một đạo đường mới, dù là người mới bắt đầu hay một Aikidoka từ nơi khác chuyển đến, tất cả đều phải tôn trọng các quy ước truyền thống ở đây. Nếu bạn không chắc hoặc không rõ về các quy chuẩn này, hãy quan sát và hỏi các tiền bối của mình.

Những quy tắc, nghi lễ và trang phục của mỗi đạo đường có thể rất khác so với những thông tin chung nêu dưới đây. Điều đó bắt nguồn từ thực tế rằng Tổ sư đã có một sự nghiệp to lớn và lâu dài, các thế hệ học trò của Ngài đã thành lập những đạo đường (dojo) riêng và áp dụng những quan niệm riêng cho đạo đường của mình. 

Nghi thức trước buổi tập thế nào là đúng?


Về cơ bản, trong nghi thức này các võ sinh sẽ quỳ thành một hoặc nhiều hàng song song trước shomen (bàn thờ – theo truyền thống là nơi treo ảnh Tổ sư hoặc các bức thư pháp bằng mẫu tự kanji, tuỳ theo từng phái).

Sau khi các HLV vào sân và quỳ xuống, tất cả sẽ cũng cúi chào hướng về phía shomen. Sau đó, HLV và các võ sinh cúi chào nhau. Vỗ tay hoặc dặn dò trước buổi tập có thể có hoặc không tuỳ từng đạo đường.

Tại sao lại chào theo kiểu Nhật và sử dụng tiếng Nhật trong luyện tập?

Đa số Aikidoka cho rằng điều này là quan trọng trong việc duy trì truyền thống, bảo vệ tính toàn vẹn vủa môn võ, và cũng là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người sáng lập cùng lịch sử Aikido.


Mức độ “trung thành” với những nghi thức này còn tuỳ thuộc vào từng đạo đường. Một số nghi thức được tiến hành phổ biến như: thể hiện sự tôn kính với các HLV bằng cách chào và nói “Onegai shimasu” (“Tôi đề nghị/mong được (chỉ dẫn)) trước khi vào tập, hoặc “Domo arigato gozaimashi-ta (sensei)” (“Chân thành cám ơn (HLV)”) sau buổi tập. Điều này cũng cần được thực hiện đối với các đồng môn. Một số dojo bắt buộc sử dụng tiếng Nhật, số còn lại cho phép dùng bản ngữ.

Chào cúi đầu (kiểu Nhật) chỉ là một dấu hiệu thể hiện sự tôn kính đối với Tổ sư, HLV hay các bạn đồng môn mà không hề mang bất cứ ý niệm tôn giáo/ tín ngưỡng nào. Thực tế, nó không khác mấy về ý nghĩa so với cái bắt tay trong xã hội phương Tây. Nó không biểu thị cho tôn thờ, cúng bài hay các hình thức tương tự.


Một lý do khác để cúi chào (kiểu Nhật) là, như một phương pháp thiền định, nó làm ngưng các hoạt động thể chất, giải phóng tư tưởng khỏi các ý nghĩ vướng bận bên ngoài, hướng mọi sự tập trung vào đối tác và luyện tập.

Có được trao đổi/nói chuyện trên thảm tập?

Nhìn chung, tốt nhất bạn nên tôn trọng các quy ước của từng đạo đường, chứ không phải của nơi bạn đã thường luyện tập. Mặt khác, trên sân tập cũng không nên bàn luận đến bất cứ vấn đề nào khác ngoài đòn thế hay kỹ thuật. 

Luật cấm trao đổi cũng chỉ với mục đích hướng sự tập trung vào quan sát hay thực hành đòn thế, cũng như không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của các đồng môn.


Hakama là gì và ai mặc nó?

Hakama là loại quần – váy đặc biệt, thường thì chỉ các võ sinh đai đen mới mặc. Nó là một phần của trang phục võ sĩ đạo truyền thống. Song ở một số đạo đường, mọi người đều mặc nó, nhất là phụ nữ bởi bản tính e lệ kín đáo của họ. Ngày nay hakama được dùng như đồng phục trong Kendo (kiếm đạo) và Kyudo (bắn cung).

Aikidokids.vn

Tìm hiểu về Hakama và ý nghĩa của 7 nếp gấp

Hakama là gì và tại sao nó lại xuất hiện trong đạo đường Aikido? Nó đơn giản chỉ là một chiếc váy hay đằng sau nó ẩn chứa ý nghĩa gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hakama là gì?

Hakama là một kiểu quần giống váy mà những Aikidoka mặc. Ban đầu đó là trang phục truyền thống của các võ sĩ Samurai. Theo thời gian nó dần phổ biến trong giới võ thuật Nhật Bản .Sắc phục cơ bản của Aikido giống như các môn võ khác như Judo và Karate chủ yếu là quần áo phía dưới và việc mặc Hakama đã thành một truyền thống của hầu hết các trường dạy Aikido.



Vốn hakama được sử dụng để bảo vệ đôi chân của người cưỡi ngựa khỏi những bụi cây, hay trong quá trình di chuyển…- giống như đôi quần da của những chàng cao bồi. Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế. 

Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.

Những câu chuyện về Hakama


Ở rất nhiều trường, chỉ có võ sinh đai đen mới mặc hakama, một số nơi khác thì mọi người đều mặc. Ở một số nơi nữ giới được mặc hakama sớm hơn con trai (thường thì do khả năng hạn chế của nữ giới được đưa ra giải thích)

Tổ sư thường yêu cầu mọi người phải mặc hakama vì tổ sư sống ngay ở thời điểm mà hakama vốn là một trang phục cơ bản.


Thầy Saito có kể câu chuyện như sau về hakama trong lớp học của Tổ sư ngày trước.
“Hầu hết các võ sinh ngày đó đều nghèo để mua được một bộ hakama nhưng ai cũng phải có một bộ. Nếu họ không thể xin được của một người thân lớn tuổi nào đó, thì họ có thể lấy vỏ của một tấm thảm futon (thảm người của người Nhật), cắt ra, nhuộm đi rồi đưa cho cô thợ may để tạo ra bộ hakama. Do họ phải sử dụng chất nhuộm rẻ tiền nên chỉ một thời gian thì màu sắc của những tấm thảm sẽ lộ ra”


Thầy Shigenobu Okumura kể:
“Sau chiến tranh, mọi thứ ở Nhật đều khan hiếm, trong đó có vải. Vì thiếu như vậy, chúng tôi phải tập mà không có hakama. Chúng tôi cố tận dụng những tấm vải nguỵ trang chống máy bay để làm hakama nhưng do những tấm vải đó đã phơi nắng hàng năm trời rồi, nên cái gối sờn rấtnhanh khi chúng tôi tập suwariwaza. 

Chúng tôi thường xuyên phải vá những hakama này. Chính trong hoàn cảnh đó mà một ai đó đã đưa ra gợi ý: “Tại sao chúng ta không quy định là mọi người không phải mặc hakama cho đến khi đạt được shodan?” Ý tưởng này đã được tiến hành như là một biện pháp tạm thời để giảm bớt chi phí. Việc chấp nhận ý tưởng đó không có nghĩa là hakama là một biểu tượng để quy định đẳng cấp của các võ sĩ.”
Aikidokids.vn

Hướng dẫn cách gấp Hakama chi tiết và đúng cách

Bạn có Hakama và thường xuyên sử dụng ở đạo đường nhưng liệu bạn có biết cách gấp Hakama một cách đúng trình tự để không làm mất các nếp gấp của nó? Nếu chưa biết hãy học theo hình ảnh dưới đây.



Nếu vẫn chưa rõ một số chỗ thì hướng dẫn chi tiết bằng video sẽ để bạn có cái nhìn trực quan hơn trong việc gấp Hakama.

Aikidokids.vn