Năm mới 2021 đã đến, cùng CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội nhìn lại 8 sự kiện quan trọng trong năm cũ, để hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong năm 2021 nhé.
Ngày 20-11-2020 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức Lễ trao đai và chứng chỉ cho thành viên tham dự kỳ thi lên đai quý III vừa qua.
Ngày 18-10-2020 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức kỳ thi lên đai quý IV năm 2020. Với sự tham gia đông đảo của quý Thầy cô, học viên và thành viên CLB. Buổi thi đã đem đến những tiết mục biểu diễn mãn nhãn, một ngày hội thực sự của CLB.
Ngày 20-8-2020, buổi tập luyện tại lớp võ đạo của Thầy trò CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội lên sóng trực tiếp đài truyền hình kỹ thuật số Vtc.
CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội tiếp tục tập luyện để có sức khỏe chống dịch nhưng không quên tuân thủ các quy định chống dịch của Thủ Tướng.
Ảnh chụp tại Lễ kỷ niệm 16 năm thành lập CLB.
CLB tổ chức thi và trao đai thường kỳ cho các thành viên CLB
Ảnh kỹ thuật biểu diễn của các thành viên CLB
CLB hiện đang tập luyện theo hệ thống đòn thế của CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội
Ảnh đẹp Đại lễ mừng sinh nhật CLB
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập 2003-2013
Năm mới 2021 đã đến, cùng CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội nhìn lại 8 sự kiện quan trọng trong năm cũ, để hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong năm 2021 nhé.
Tháng 11/2020 tại CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, buổi tập bỗng trở lên tươi vui sôi nổi hơn vì có sự tham gia ghi hình của Đài truyền hình, chủ đề được trao đổi là " CẢ GIA ĐÌNH CÙNG TẬP AIKIDO".
Ngày 20/11, CLB đã tổ chức Lễ Trao Đai và Chứng Chỉ cho các thành viên CLB đã hoàn thành tốt Kỳ thi Đai vừa qua.
Nhân dịp nhằm ngày Nhà giáo Việt Nam, CLB cũng có những bông hoa tươi thắm tri ân đến các thầy cô, các võ sư và HLV của Liên đoàn Aikido Tenshinkai, các võ sư và HLV của CLB. Cảm ơn những người thầy, những người anh đã mở lối dẫn bước cho thế hệ tập luyện ngày nay được vững vàng và phát triển tinh thần võ đạo AIKIDO lan toả đến cộng đồng nhiều hơn. Cảm ơn sự đồng hành và ủng hộ của các bậc phụ huynh, anh em bạn bè các CLB và vùng miền.
CLB xin thông báo về lịch tổ chức kỳ thi lên đai tới quý Thầy, cô, phụ huynh và thành viên các lớp CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội:
Một ngày đẹp trời, khi cáp quang đang bảo trì, mạng chập chờn không làm ăn được gì. Lòng lắng lại, suy ngẫm về chuyện học võ.
Người xưa nói Tiên học Lễ, Hậu học Văn. Những khi một võ sinh mới tham gia tập
luyện, mình luôn dành hơn nữa buổi tập để hướng dẫn các bạn về lễ nghi trong
Aikido, chiếm phần nhiều trong đó là nghi thức chào.
Aikido xuất phát từ Nhật Bản nên không lạ lẫm gì khi các môn sinh phải học theo
những nghi lễ của Nhật. Trước khi vào sân tập, môn sinh đứng thẳng hướng về di
ảnh Tổ Sư, cúi chào. Đằng sau cái cuối chào đó, người môn sinh bước vào đạo
đường bỏ lại những suy nghĩ về công việc và cuộc sống của mình, bước lên thảm
tập hoà hết cả tinh thần và thể lực vào Aikido. Sau đó, người võ sinh vào sân,
đặt giày của mình ngay ngắn kế thảm tập, mũi giày hướng ra ngoài, cất balo vào
tủ, chuẩn bị cho một buổi tập.
Cả
lớp sẽ ngồi seiza hình chữ U theo quy ước đai cao nhất ở phía tay trái và đai
thấp nhất ở phía tay phải lúc hướng về hình tổ sư để thực hiện nghi lễ chào
sân. Huấn luyện viên cùng cả lớp sẽ hướng về di ảnh tổ sư, chắp tay lạy bái tổ
hai cái và vỗ tay hai cái. Tiếp theo, HLV sẽ quay lại phía đối diện các môn sinh
và hai bên chào nhau.
Nếu
bạn vào trễ, bạn tuần tự thực hiện theo các bước sau:
Lưu
ý: Hình thức bắt buộc khi chào Tổ là ngồi seiza. Đối với các trường hợp còn
lại, sẽ tuỳ vào người mình muốn chào đang đứng hay ngồi mà mình đứng hay ngồi
seiza để chào. Tuyệt đối nghiêm cấm đứng chào mà xoay lưng vào chính diện di
ảnh Tổ sư vì nó thể hiện sự thất lễ. Trường hợp này, bạn nên chỉnh hướng đứng,
hay ngồi seiza chệch sang trái hoặc sang phải di ảnh.
Trong quá trình tập luyện, nghi lễ chào cũng được áp dụng khi có sự bắt đầu một
tương tác. Khi muốn hỏi về kỹ thuật, muốn nhờ ai đó làm gì cho bạn hay mời tập
chung, bất kể đó là huấn luyện viên, đai đen, cùng màu đai hay cả các bạn đai
trắng, ta cũng phải thực hiện nghi thức chào. Bạn đến trước người mà bạn muốn
giao tiếp. Tuỳ theo người đó đang đứng hay ngồi mà ta áp dụng tư thế đứng chào
hay ngồi seiza. Khi hai người đã ra giữa sân tập, thực hiện động tác đứng chào
nhau rồi tập. Khi kết thúc phần tập, hai người thực hiện động tác chào nhau để
thể hiện sự kết thúc.
Kết thúc buổi tập, cả lớp sẽ cùng ngồi seiza và chào sân, quy cách như lúc chào
đầu giờ. Khi ra về, không quên đứng ở cửa cúi chào hướng người về phía di ảnh
Tổ Sư.
Nảy giờ nghe tường thuật, chắc nhiều bạn sẽ nghĩ cái gì mà lắm quy cách, rắc
rối vậy. Một số môn sinh bên mình vẫn hay thường quên nghi thức này và thường
bị mình phạt rất nặng. Liệu có ai thực sự hiểu rõ ẩn ý sau đó?
Cái cúi chào thể hiện sự tôn trọng người sáng lập ra môn võ, tôn trọng không
gian tập, Huấn luyện viên, đồng môn và cả chính bản thân bạn. Bạn có để ý khi
bạn vào lớp trễ phải thực hiện trình tự chào như mình đã mô tả ở trên? Đi học
về là chào ông bà, cha mẹ, anh chị. Ở đây là sự nhắc nhở những quy tắc mà ta đã
được học từ thuở bé nhưng sau thời gian vô tình quên lãng. Cúi chào không có
nghĩa là bạn thua thiệt ai đó mà nó thể hiện thiện chí của bạn. Theo tháp nhu
cầu của Maslow, nhu cầu đứng thứ nhì của con người là được tôn trọng. Người
nhận cái chào của bạn sẽ rất vui và nhiệt tình chỉ dẫn bạn. Là lời cảm ơn, thể
hiện sự trân trọng những gì ta được nhận. Sự tương tác giữa người và người sẽ
cởi mở và thân thiện hơn. Đó gọi là tinh thần thượng võ.
Bài học về sự cúi chào không chỉ gói gọn ở gia đình, đạo đường mà còn cần áp
dụng ra cả xã hội. Mỗi con người đều có cái tôi, những mâu thuẫn thậm chí những
xô xát đã xảy ra khi chúng ta thường mặc nhiên yêu cầu người khác tôn trọng.
Mọi người đều bình đẳng như nhau nên hãy học cách tôn trọng người khác trước
khi muốn người khác tôn trọng mình.
Để nhận được sự tôn trọng, đầu tiên bạn hãy học cách cúi chào bạn nhé!