Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019
CÁCH THỨC TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI TẬP LUYỆN
22:34
Aikido, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Thư viện, Tin tức, Trung tâm võ thuật tại Hà Nội, Trung tâm võ thuật trẻ em và người lớn tại Hà Nội
0 comments
Trong tất cả những môn võ, chấn thương khi luyện tập là điều không thể tránh khỏi. Không ai muốn gặp chấn thương khi tập luyện cả. Sau đây là những mẹo nhỏ để giúp đỡ các bạn ít nhiều trong việc tránh chấn thương lúc luyện tập.
NGHỆ THUẬT HÒA BÌNH - NHỮNG LỜI DẠY CỦA KHAI TỔ AIKIDO
22:34
Aikido, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Thư viện, Tin tức, Trung tâm võ thuật tại Hà Nội, Trung tâm võ thuật trẻ em và người lớn tại Hà Nội
0 comments
Nghệ thuật hòa bình - những lời dạy của khai tổ Aikido là cuốn sách do John Stevens tập hợp những lời dạy được rút ra từ những cuộc trò chuyện và ghi chép của Ueshiba Morihei (Thực Chi Thịnh Bình, 1883-1969), vị khai sáng môn võ thuật Aikido (Hiệp khí đạo)
AIKIDO - CHÂN VÕ ĐẠO CHÍNH LÀ YÊU THƯƠNG VẠN VẬT VÀ HÒA HỢP VŨ TRỤ
22:33
Aikido, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Thư viện, Tin tức, Trung tâm võ thuật tại Hà Nội, Trung tâm võ thuật trẻ em và người lớn tại Hà Nội
0 comments
Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, nếu như bắt gặp thì hãy trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh khi. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng….
Đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân.
AIKIDO VÀ NỮ GIỚI
22:33
Aikido, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Thư viện, Tin tức, Trung tâm võ thuật tại Hà Nội, Trung tâm võ thuật trẻ em và người lớn tại Hà Nội
0 comments
Aikido được biết đến là môn võ tự vệ, lấy nhu thắng cương và không mang tính chất đối kháng. Được xem như là môn võ tình thương và sự hoà hợp (kết hợp giữa Hiệp - Khí - Võ và Đạo).
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019
HỘI TRẠI AIKIDO HOA SEN 2019
00:49
Aikido, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Hình ảnh, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Sự kiện trên sân, Thư viện, Tin tức
0 comments
Hội trại đã tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích và đầy thử thách cho các bạn học viên. Thông qua hội trại lần này đã tạo điều kiện cho mỗi học viên được giao lưu, học tập, rèn luyện kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm và giúp các em mở rộng kiến thức, xây dựng tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
AIKIDO - KHÔNG CHỈ LÀ MỘT MÔN VÕ
00:37
Aikido, Aikidokids.vn, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Hình ảnh, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Thư viện, Tin tức
0 comments
Chúng ta vẫn thường nghĩ, học võ là để nâng cao thể lực, rèn luyện thân thể, nâng cao khả năng tự vệ của bản thân, Nhưng với Aikido, chúng tôi tin, và chúng tôi thấy, môn Aikido không đơn thuần là một môn võ bình thường. Aikido, là môn võ của tình thương.
20.7.2014- CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội biểu diễn tại Lễ hội NegaiMasuri Nhật Bản
00:32
Aikido, Aikidokids.vn, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Hình ảnh, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Sự kiện trên sân, Thư viện, Tin tức, Trung tâm võ thuật tại Hà Nội, Trung tâm võ thuật trẻ em và người lớn tại Hà Nội, Võ tự vệ tại Hà Nội
0 comments
Ngày chủ nhật 20.7.2014 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã có một buổi giới thiệu và biểu diễn về môn võ Aikido ở Lễ hội Điều ước NegaiMasuri Nhật Bản được tổ chức tại Savicom Long Biên.
Thầy Vũ Đại Thảo thăm và tập huấn Aikido Tenshinkai Hà Nội
00:29
Aikido, Aikidokids.vn, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Hình ảnh, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Sự kiện trên sân, Thư viện, Tin tức, Trung tâm võ thuật tại Hà Nội, Trung tâm võ thuật trẻ em và người lớn tại Hà Nội, Võ tự vệ tại Hà Nội
0 comments
CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội rất vinh dự khi được thầy Vũ Đại Thảo- Ngũ đẳng huyền đai Tenshinkai thăm và tập huấn tại đạo đường Hoa Sen, Cầu giấy, Hà nội.
Thay mặt CLB, xin gửi lời cảm ơn đến thầy và hi vọng thầy sẽ có nhiều dịp hơn để tập huấn những kỹ thuật bổ ích tại Tenshinkai Hà Nội.
Thay mặt CLB, xin gửi lời cảm ơn đến thầy và hi vọng thầy sẽ có nhiều dịp hơn để tập huấn những kỹ thuật bổ ích tại Tenshinkai Hà Nội.
Chương trình huấn luyện bộ môn Aikido của CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội
00:26
Aikido, Aikidokids.vn, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội, Giới thiệu, Hình ảnh, Lớp võ đạo tại Hà Nội, Thư viện, Tin tức, Trung tâm võ thuật tại Hà Nội, Trung tâm võ thuật trẻ em và người lớn tại Hà Nội, Võ tự vệ tại Hà Nội
0 comments
Ban chủ nhiệm CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội thông báo chương trình tập võ tự vệ của bộ môn Aikido. Với Aikido, chúc các bạn có thêm nhiều nhiệt huyết để cùng luyện tập và phát triển bộ môn một cách tích cực và lớn mạnh nhất theo đúng tinh thần yêu thương hòa hợp của Tổ Sư truyền dạy. Nhân đây, chúng tôi xin gửi tới các bạn môn sinh trong và ngoài CLB bảng Huấn luyện bộ môn Aikido năm.
Chương trình huấn luyện Aikido của CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội |
Tác dụng và lợi ích của các động tác khởi động trong Aikido
Trong thể thao, trước khi bắt đầu vận động với cường độ mạnh thì việc trước hết một vận động viên cần phải làm là “khởi động”. Các bài tập, động tác khởi động có tác dụng làm cơ thể từ từ thích nghi dần với việc vận động nặng, nhằm ngăn ngừa những trường hợp cơ thể bị chấn thương.
Mạn đàm về kiếm trong Aikido - Aikiken Hiệp Khí Kiếm
Kiếm trong Aikido được sử dụng như là một môn nghệ thuật. Nó không phải để sử dụng vào mục đích giết chóc. Nó được sử dụng để làm đẹp hơn cho tâm hồn của người sử dụng nó.
Trong Aikido, tập luyện kiếm (Aikiken – bokken) là phần tập luyện nâng cao của hành giả. Kiếm giúp cho hành giả qua tập luyện nó mà biến đổi chính con người mình. Khi tập luyện kiếm đạt đến trình độ kỹ thuật cao, anh ta sẽ nhận thấy rằng kiếm chính là anh ta.
Những gì anh ta thể hiện qua đường kiếm của mình cũng chính là tâm tính của anh ta. Để đạt được cái tinh thần của Aikido, một hành giả phải luyện tập kiếm đến một mức độ anh ta có thể làm chủ được hoàn toàn kiếm, làm chủ được cái “tôi” của mình.
Trong quá trình luyện tập, cũng như những kỹ thuật tay không hay trường côn. Khi sử kiếm, hành giả Aikido nhất định phải hết sức chú tâm về cái tinh thần và ý nghĩa của kiếm. Chú tâm tuân thủ nguyên tắc, đề cao tính kỷ luật và sự cảnh giác cao độ với kiếm và với chính mình. Mỗi một động tác của anh ta được xem như là sự quyết định số phận của một con người. Anh ta không thể tùy tiện mà sử kiếm một cách vô thức, hay chỉ quan tâm đến cái hình dáng oai phong bên ngoài.
Thời xưa, mỗi nhát kiếm là một cuộc đời. Ngày nay, mỗi một nhát kiếm mà hành giả phát ra, là một lần anh ta được thức tỉnh. Một lần anh ta kêu gọi chính con người trong tâm mình phải sáng suốt, hãy biết trân quý cuộc sống của chính anh ta và người khác.
Bản thân kiếm là một vật nguy hiểm và vô tri. Nếu một hành giả không tự chủ, cái tính xấu trong con người anh ta sẽ bộc phát khi có thêm điều kiện thuận lợi. Cũng như khi được thêm sức mạnh hay sự thành công, con người nếu không biết kiềm chế cái “tôi” của mình, không triệt tiêu được sự cao ngạo và đắc thắng vì sự ưu thế, thì sẽ gây nguy hiểm cho nhân loại và nguy hiểm cho cả chính mình. Nói đúng hơn là anh ta sẽ hủy hoại người khác và hủy hoại ngay cả chính anh ta.
Một hành giả, mỗi lần được tập luyện kiếm là một lần hiểu được cái vẻ đẹp của một môn nghệ thuật. Nghệ thuật sử dụng kiếm và cũng là nghệ thuật sống. Một hành giả sử kiếm phải ý thức được mỗi một đường kiếm trong một bài tập là một hoàn cảnh.
Anh ta phải khéo biết cách xoay chuyển những tình thế khó khăn để biến nó thành vô sự. Anh ta phải ý thức được việc tập luyện của mình cũng giống như cách hành xử ở đời, phải trong sáng rõ ràng, phải khéo léo và nhân ái, phải trí tuệ và bao dung…
Đến lúc nào đó, qua luyện tập, hành giả sẽ thấy kiếm chính là mình, và mình là kiếm. Anh ta và kiếm chỉ là một. Mỗi nhát kiếm, mỗi động tác xoay người múa kiếm là một lần anh ta được mài dũa con người mình cho đẹp hơn, hoàn chỉnh hơn.
Trong Aikido, sử dụng kiếm là một nghệ thuật, sử dụng côn là một nghệ thuật, sử dụng các kỹ thuật tay không là một nghệ thuật, và Aikido là một môn nghệ thuật.
Người xưa có câu: “Con người sinh ra bản chất vốn thiện”. Một hành giả mỗi khi thực hành một kỹ thuật Aikido chính là thêm một lần anh ta được khơi gợi cái “đức”, cái “tài” vốn dĩ đã sẵn có. Để qua đó, anh ta sẽ phát huy được cái “tâm”, cái “tính” của mình, rèn luyện con người mình ngày càng hoàn thiện hơn.
HLV Trường Chinh.
Quy tắc, nghi lễ và trang phục trong đạo đường Aikido
Khi đến luyện tập ở một đạo đường mới, dù là người mới bắt đầu hay một Aikidoka từ nơi khác chuyển đến, tất cả đều phải tôn trọng các quy ước truyền thống ở đây. Nếu bạn không chắc hoặc không rõ về các quy chuẩn này, hãy quan sát và hỏi các tiền bối của mình.
Những quy tắc, nghi lễ và trang phục của mỗi đạo đường có thể rất khác so với những thông tin chung nêu dưới đây. Điều đó bắt nguồn từ thực tế rằng Tổ sư đã có một sự nghiệp to lớn và lâu dài, các thế hệ học trò của Ngài đã thành lập những đạo đường (dojo) riêng và áp dụng những quan niệm riêng cho đạo đường của mình.
Nghi thức trước buổi tập thế nào là đúng?
Về cơ bản, trong nghi thức này các võ sinh sẽ quỳ thành một hoặc nhiều hàng song song trước shomen (bàn thờ – theo truyền thống là nơi treo ảnh Tổ sư hoặc các bức thư pháp bằng mẫu tự kanji, tuỳ theo từng phái).
Sau khi các HLV vào sân và quỳ xuống, tất cả sẽ cũng cúi chào hướng về phía shomen. Sau đó, HLV và các võ sinh cúi chào nhau. Vỗ tay hoặc dặn dò trước buổi tập có thể có hoặc không tuỳ từng đạo đường.
Tại sao lại chào theo kiểu Nhật và sử dụng tiếng Nhật trong luyện tập?
Đa số Aikidoka cho rằng điều này là quan trọng trong việc duy trì truyền thống, bảo vệ tính toàn vẹn vủa môn võ, và cũng là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người sáng lập cùng lịch sử Aikido.
Mức độ “trung thành” với những nghi thức này còn tuỳ thuộc vào từng đạo đường. Một số nghi thức được tiến hành phổ biến như: thể hiện sự tôn kính với các HLV bằng cách chào và nói “Onegai shimasu” (“Tôi đề nghị/mong được (chỉ dẫn)) trước khi vào tập, hoặc “Domo arigato gozaimashi-ta (sensei)” (“Chân thành cám ơn (HLV)”) sau buổi tập. Điều này cũng cần được thực hiện đối với các đồng môn. Một số dojo bắt buộc sử dụng tiếng Nhật, số còn lại cho phép dùng bản ngữ.
Chào cúi đầu (kiểu Nhật) chỉ là một dấu hiệu thể hiện sự tôn kính đối với Tổ sư, HLV hay các bạn đồng môn mà không hề mang bất cứ ý niệm tôn giáo/ tín ngưỡng nào. Thực tế, nó không khác mấy về ý nghĩa so với cái bắt tay trong xã hội phương Tây. Nó không biểu thị cho tôn thờ, cúng bài hay các hình thức tương tự.
Một lý do khác để cúi chào (kiểu Nhật) là, như một phương pháp thiền định, nó làm ngưng các hoạt động thể chất, giải phóng tư tưởng khỏi các ý nghĩ vướng bận bên ngoài, hướng mọi sự tập trung vào đối tác và luyện tập.
Có được trao đổi/nói chuyện trên thảm tập?
Nhìn chung, tốt nhất bạn nên tôn trọng các quy ước của từng đạo đường, chứ không phải của nơi bạn đã thường luyện tập. Mặt khác, trên sân tập cũng không nên bàn luận đến bất cứ vấn đề nào khác ngoài đòn thế hay kỹ thuật.
Luật cấm trao đổi cũng chỉ với mục đích hướng sự tập trung vào quan sát hay thực hành đòn thế, cũng như không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của các đồng môn.
Hakama là gì và ai mặc nó?
Hakama là loại quần – váy đặc biệt, thường thì chỉ các võ sinh đai đen mới mặc. Nó là một phần của trang phục võ sĩ đạo truyền thống. Song ở một số đạo đường, mọi người đều mặc nó, nhất là phụ nữ bởi bản tính e lệ kín đáo của họ. Ngày nay hakama được dùng như đồng phục trong Kendo (kiếm đạo) và Kyudo (bắn cung).
Aikidokids.vn
Tìm hiểu về Hakama và ý nghĩa của 7 nếp gấp
Hakama là gì và tại sao nó lại xuất hiện trong đạo đường Aikido? Nó đơn giản chỉ là một chiếc váy hay đằng sau nó ẩn chứa ý nghĩa gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hakama là gì?
Hakama là một kiểu quần giống váy mà những Aikidoka mặc. Ban đầu đó là trang phục truyền thống của các võ sĩ Samurai. Theo thời gian nó dần phổ biến trong giới võ thuật Nhật Bản .Sắc phục cơ bản của Aikido giống như các môn võ khác như Judo và Karate chủ yếu là quần áo phía dưới và việc mặc Hakama đã thành một truyền thống của hầu hết các trường dạy Aikido.
Vốn hakama được sử dụng để bảo vệ đôi chân của người cưỡi ngựa khỏi những bụi cây, hay trong quá trình di chuyển…- giống như đôi quần da của những chàng cao bồi. Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế.
Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.
Những câu chuyện về Hakama
Ở rất nhiều trường, chỉ có võ sinh đai đen mới mặc hakama, một số nơi khác thì mọi người đều mặc. Ở một số nơi nữ giới được mặc hakama sớm hơn con trai (thường thì do khả năng hạn chế của nữ giới được đưa ra giải thích)
Tổ sư thường yêu cầu mọi người phải mặc hakama vì tổ sư sống ngay ở thời điểm mà hakama vốn là một trang phục cơ bản.
Thầy Saito có kể câu chuyện như sau về hakama trong lớp học của Tổ sư ngày trước.
“Hầu hết các võ sinh ngày đó đều nghèo để mua được một bộ hakama nhưng ai cũng phải có một bộ. Nếu họ không thể xin được của một người thân lớn tuổi nào đó, thì họ có thể lấy vỏ của một tấm thảm futon (thảm người của người Nhật), cắt ra, nhuộm đi rồi đưa cho cô thợ may để tạo ra bộ hakama. Do họ phải sử dụng chất nhuộm rẻ tiền nên chỉ một thời gian thì màu sắc của những tấm thảm sẽ lộ ra”
Thầy Shigenobu Okumura kể:
“Sau chiến tranh, mọi thứ ở Nhật đều khan hiếm, trong đó có vải. Vì thiếu như vậy, chúng tôi phải tập mà không có hakama. Chúng tôi cố tận dụng những tấm vải nguỵ trang chống máy bay để làm hakama nhưng do những tấm vải đó đã phơi nắng hàng năm trời rồi, nên cái gối sờn rấtnhanh khi chúng tôi tập suwariwaza.
Chúng tôi thường xuyên phải vá những hakama này. Chính trong hoàn cảnh đó mà một ai đó đã đưa ra gợi ý: “Tại sao chúng ta không quy định là mọi người không phải mặc hakama cho đến khi đạt được shodan?” Ý tưởng này đã được tiến hành như là một biện pháp tạm thời để giảm bớt chi phí. Việc chấp nhận ý tưởng đó không có nghĩa là hakama là một biểu tượng để quy định đẳng cấp của các võ sĩ.”
Aikidokids.vn
Hướng dẫn cách gấp Hakama chi tiết và đúng cách
Bạn có Hakama và thường xuyên sử dụng ở đạo đường nhưng liệu bạn có biết cách gấp Hakama một cách đúng trình tự để không làm mất các nếp gấp của nó? Nếu chưa biết hãy học theo hình ảnh dưới đây.
Nếu vẫn chưa rõ một số chỗ thì hướng dẫn chi tiết bằng video sẽ để bạn có cái nhìn trực quan hơn trong việc gấp Hakama.
Aikidokids.vn