CLB võ đạo Aikido Tenshinkai Hà Nội- 22 năm phát triển và vững mạnh: Ý nghĩa xung quanh Aikido

Lễ Tưởng Niệm Thầy Đặng Thông Trị và Kỳ Thi Lên Đai Quý III/2024.

Ngày 13/10 vừa qua, Hệ thống Đạo đường Aikidovn - Aikidokidsvn - Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức kỳ thi lên đai quý III/2024. Chúc mừng các bạn đã vượt qua kỳ thi

HỘI DIỄN AIKIDO.VN Lần Thứ Nhất Năm 2024.

HỘI DIỄN AIKIDO.VN Lần Thứ Nhất Năm 2024, đã được tổ chức rất thành công. Với sự góp mặt của 22 Đạo đường thành viên cùng hơn 40 tiết mục biểu diễn của các VĐV lớn và kids, đã mang lại một trải nhiệm vô cùng mới mẻ trong mùa hè oi bức tại Thủ Đô Hà Nội

Lễ Tưởng Niệm Tổ Sư Hoàn Nguyên Và Kỳ Thi Lên Đai Quý II/2024.

Ngày 07/04 vừa qua, Đạo đường Aikidokids.vn đã tham gia buổi Lễ Tưởng Niệm Tổ Sư Hoàn Nguyên Và Kỳ Thi Lên Đai Quý II/2024 rất đông đảo và thành công. Chúc mừng các bạn đã vượt qua được áp lực kỳ thi và có cơ hội thăng cấp trong thời gian tới.

Lễ Khai Gương Kagami Biraki và buổi tập đầu năm 2024.

Ngày 18/2 vừa qua, Hệ thống Đạo đường Aikido.vn - Aikidokidsvn -Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức buổi Lễ Khai Gương tại đạo đường trung tâm A7 Trung Kính, Cầu Giấy.

Buổi lễ tri ân thầy cô võ sư, HLV, phụ tá HLV.

Ngày 20/11 vừa qua, Đạo đường Aikidokids.vn và Hệ thống đạo đường Aikido.vn đã tổ chức buổi lễ tri ân thầy cô, HLV, phụ tá HLV tại đạo đường trung tâm A7 Trung Kính.

Lễ Tưởng Niệm Thầy Đặng Thông Trị Và Kỳ Thi Lên Đai Quý 3 Năm 2023.

Ngày 15/10 vừa qua, Môn sinh hệ thống đạo đường Aikidokidsvn đã tham dự Lễ tưởng niệm thầy Trị và Kỳ thi lên đai Q3 năm 2023.

Kết quả cuộc thi viết cho thiên thần nhỏ.

Giải nhất thuộc về Bé: Nguyễn Ngọc Minh Anh - Giải nhì thuộc về bé: Nguyễn Thùy Dương. Cảm ơn quý phụ huynh và các con đã tham gia.

Kỳ Thi Lên Đai Đợt 1 Năm 2023.

Ngày 23/04 vừa qua, Đạo Đường Aikido.VN đã tổ chức kỳ thi lên đai đợt 1 năm 2023 tại Đạo đường trung tâm số 228 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hướng tới kỳ thi lên đai đợt 1 năm 2023.

Ngày 23/04 tới đây, Đạo Đường Aikido.VN sẽ tổ chức kỳ thi lên đai đợt 1 năm 2023 tại số 228 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đại Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội.

Ngày 18-19/03/2023 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý nghĩa xung quanh Aikido. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý nghĩa xung quanh Aikido. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Tìm hiểu về Hakama và ý nghĩa của 7 nếp gấp

Hakama là gì và tại sao nó lại xuất hiện trong đạo đường Aikido? Nó đơn giản chỉ là một chiếc váy hay đằng sau nó ẩn chứa ý nghĩa gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hakama là gì?

Hakama là một kiểu quần giống váy mà những Aikidoka mặc. Ban đầu đó là trang phục truyền thống của các võ sĩ Samurai. Theo thời gian nó dần phổ biến trong giới võ thuật Nhật Bản .Sắc phục cơ bản của Aikido giống như các môn võ khác như Judo và Karate chủ yếu là quần áo phía dưới và việc mặc Hakama đã thành một truyền thống của hầu hết các trường dạy Aikido.



Vốn hakama được sử dụng để bảo vệ đôi chân của người cưỡi ngựa khỏi những bụi cây, hay trong quá trình di chuyển…- giống như đôi quần da của những chàng cao bồi. Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế. 

Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.

Những câu chuyện về Hakama


Ở rất nhiều trường, chỉ có võ sinh đai đen mới mặc hakama, một số nơi khác thì mọi người đều mặc. Ở một số nơi nữ giới được mặc hakama sớm hơn con trai (thường thì do khả năng hạn chế của nữ giới được đưa ra giải thích)

Tổ sư thường yêu cầu mọi người phải mặc hakama vì tổ sư sống ngay ở thời điểm mà hakama vốn là một trang phục cơ bản.


Thầy Saito có kể câu chuyện như sau về hakama trong lớp học của Tổ sư ngày trước.
“Hầu hết các võ sinh ngày đó đều nghèo để mua được một bộ hakama nhưng ai cũng phải có một bộ. Nếu họ không thể xin được của một người thân lớn tuổi nào đó, thì họ có thể lấy vỏ của một tấm thảm futon (thảm người của người Nhật), cắt ra, nhuộm đi rồi đưa cho cô thợ may để tạo ra bộ hakama. Do họ phải sử dụng chất nhuộm rẻ tiền nên chỉ một thời gian thì màu sắc của những tấm thảm sẽ lộ ra”


Thầy Shigenobu Okumura kể:
“Sau chiến tranh, mọi thứ ở Nhật đều khan hiếm, trong đó có vải. Vì thiếu như vậy, chúng tôi phải tập mà không có hakama. Chúng tôi cố tận dụng những tấm vải nguỵ trang chống máy bay để làm hakama nhưng do những tấm vải đó đã phơi nắng hàng năm trời rồi, nên cái gối sờn rấtnhanh khi chúng tôi tập suwariwaza. 

Chúng tôi thường xuyên phải vá những hakama này. Chính trong hoàn cảnh đó mà một ai đó đã đưa ra gợi ý: “Tại sao chúng ta không quy định là mọi người không phải mặc hakama cho đến khi đạt được shodan?” Ý tưởng này đã được tiến hành như là một biện pháp tạm thời để giảm bớt chi phí. Việc chấp nhận ý tưởng đó không có nghĩa là hakama là một biểu tượng để quy định đẳng cấp của các võ sĩ.”
Aikidokids.vn